Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành cung cấp thực phẩm phát triển nhanh nhất trên thế giới. Nó không chỉ là nghành nghề kinh tế mà còn là lĩnh vực sản xuất thực phẩm chính vì nó là một nguồn cung cấp protein ngày càng quan trọng cho con người…Nhưng để nuôi tôm được khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh và đem được lợi nhuận cao thì việc quản lý môi trường ao nuôi tốt thì việc bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn cũng rất cần thiết. Vậy những thức ăn dinh dưỡng nuôi tôm là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Thức ăn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của động vật thủy sản nói chung và cho tôm nói riêng. Trong sản xuất, thức ăn có vai trò quyết định đến năng suất, sản lượng và sự thành bại của vụ nuôi. Người nuôi tôm nên lựa chọn các dòng thức ăn có đủ các loại dinh dưỡng sẽ giúp tôm phát triển tăng trưởng nhanh, hiệu quả chăn nuôi cao.
Các thức ăn dinh dưỡng được tôm hấp thu từ nhiều cách khác nhau (qua thức ăn, đường uống, hấp thu qua vỏ và mang). Tuy nhiên, hấp thu dinh dưỡng qua con đường thức ăn vẫn là chính. Trong khi đó, các nguồn thước ăn thường thiếu hụt khá nhiều thành phần so với nhu cầu phát triển của tôm. Cụ thể ở các khía cạnh khác nhau như sau:
1. Khoáng chất
Khoáng chất đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm giúp cho quá trình lột xác của tôm dễ dàng hơn. Chúng có thể hấp thụ chất khoáng này qua thức ăn và môi trường nước ao nuôi. Nếu thiếu khoáng, tôm sẽ bị cong thân mềm vỏ làm quá trình sinh trưởng chậm phát triển. Vì vậy, cần nên bổ sung khoáng chất cho tôm giúp quá trình chuyển hóa, hấp thu dưỡng chất, giúp tôm tăng trưởng và phát triển nhanh.
HL-CALCIUM: Sản phẩm bổ sung khoáng chất – không lo mềm vỏ
2. Chất Xơ
Chất xơ đóng vai trò quan trọng, nó là chất nền cho vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ còn chứa một lượng nước nhất định có tác dụng duy trì dịch ruột và tăng quá trình hấp thu dưỡng chất. Tuy nhiên, tôm có ruột, dạ dày ngắn nên khả năng tiêu hóa chất xơ kém. Vì vậy, hàm lượng chất xơ bổ sung vào thức ăn tôm hợp lý là khoảng 4 – 5%, thường là từ nguồn bột cỏ hoặc rong biển. Chất xơ kích thích nhu động ruột làm thức ăn di chuyển dễ dàng để đào thải cặn bã, độc hại ra ngoài. Trong thức ăn, chất xơ có tác dụng như chất pha loãng thức ăn. Chất xơ nhiều sẽ làm giảm khả năng kết dính khi ép viên thức ăn. Thức ăn của cá tỷ lệ chất xơ không quá 7%, thức ăn của tôm tỷ lệ chất xơ không quá 4%.
HL-LACTOZYME – Giảm hệ số thức ăn – Phòng các bệnh đường ruột
3. Chất đạm (Protein)
Protein hay chất đạm đây là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cung cấp năng lượng, vật chất xây dựng tế bào, tăng khối lượng tôm,… không có vật chất nào có khả năng thay thế protein trong cơ thể. Ở từng loại tôm, nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau. Người chăn nuôi tôm nên cần chọn các loại nguyên liệu như: bột cá, bột tôm,… để làm thức ăn cho tôm, vì chúng có hàm lượng chất đạm lên tới 45 – 80%, bên canh đó chúng cũng chứa đủ các acid amin cần thiết và phù hợp với hệ tiêu hóa của tôm nuôi.
Do đó, khi thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu protein cho tôm sẽ dẫn đến tôm chậm sinh trưởng, hoặc ngừng tăng trưởng, thậm chí có thể giảm trọng lượng. Mặt khác, nếu lượng protein trong thức ăn vượt quá nhu cầu thì chỉ một phần được sử dụng để tạo protein mới, phần còn lại sẽ được chuyển sang dạng năng lượng, điều này sẽ làm tăng giá thành thức ăn không cần thiết. Chính vì vậy, protein là chất dinh dưỡng được đặc biệt chú ý trong thức ăn.
SUPER VEST – Bổ sung đạm và acid amin thiết yếu
4. Chất béo (Lipid)
Lipid là nguồn dinh dưỡng cung cấp năng lượng tốt nhất giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển cho tôm, hàm lượng lipid chiếm khoảng 10 – 25%. Tuy nhiên, đối với tôm nuôi, nếu năng lượng trong thức ăn quá cao làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và chất đạm tiêu hóa không đủ để tôm phát triển, dẫn đến tăng tỷ lệ tử vong.
Vì vậy, khi lựa chọn thức ăn cho thủy sản, ngoài hàm lượng protein, chúng ta cần lưu ý đến hàm lượng lipid, nếu dư quá nhiều lipid sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của động vật thủy sản.
HL-BUTAPHOS – Siêu tăng trọng
5. Vitamin
Vitamin là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp tôm tăng sức đề kháng, giảm stress khi thời tiết hoặc môi trường thay đổi theo chiều hướng bất lợi. Tôm là loài động vật biến nhiệt nên có khả năng tổng hợp vitamin rất thấp. Tỷ lệ vitamin nhất định sẽ không đủ nhu cầu vitamin trong cơ thể của tôm. Do đó, việc cung cấp đầy đủ vitamin cho nhu cầu của tôm nuôi là rất cần thiết và quan trọng.
Chúng thực hiện các chức năng cụ thể và quan trọng trong hàng loạt hệ thống cơ thể và đây là điều rất quan trọng để duy trì sức khỏe ở mức tối ưu. Vitamin là một nhóm không đồng nhất của các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì sự sống của động vật thủy sản. Phần lớn các vitamin không được tổng hợp bởi cơ thể cá hoặc với một tốc độ vừa đủ để đáp ứng nhu cầu.
HL-C PRO: Chống sốc – Tăng sức đề kháng
Tóm lại, thức ăn dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển cho tôm. Cần chú ý đến những thành phần thức ăn trên cho vừa đủ, lượng vừa phải để tôm nhanh chóng lớn nhanh, khỏe mạnh đạt được lợi nhuận cao. Bài viết trên là một số kinh nghiệm chia sẻ với bà con về thức ăn dinh dưỡng trong chăn nuôi tôm, hy vọng qua bài viết này, bà con sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong quá trình nuôi tôm. Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả!
>>>Xem thêm sản phẩm thức ăn dinh dưỡng cho tôm tại: https://hailongvn.com/san-pham/thuc-an-dinh-duong/