Tình trạng nuôi cá chậm phát triển, chậm lớn làm ảnh hưởng năng suất nuôi làm tốn chi phí, thức ăn, thời gian… ảnh hưởng kinh tế của người nuôi. Nhưng nguyên nhân bắt nguồn từ đâu, tại sao cá lại chậm phát triển. Cùng tìm nguyên nhân và hướng khắc phục ngay bài viết bên dưới.
I. Nguyên nhân cá nuôi trong ao chậm lớn
Một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của cá làm cá chậm phát triển như việc chọn nguồn giống nuôi không được tốt, mật độ nuôi trồng, môi trường nuôi không thích hợp, thức ăn và khẩu phần ăn không hợp lý hoặc do mầm bệnh… Vậy từ khi bắt đầu nuôi, người nuôi cần phải nắm chắc được các kiến thức cơ bản, đặc điểm sinh học và các phương pháp phòng và trị bệnh cho cá nuôi. Để trong quá trình nuôi nếu có tình trạng diễn ra như các yếu tố trên có thể nắm bắt được nguyên nhân chính xác và sẽ có những biện pháp kỹ thuật kịp thời để điều chỉnh và khắc phục những yếu tố bất lợi.
II. Một số biện pháp khắc phục:
1. Chọn con giống tốt
Giống là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng, năng suất, sản lượng thủy sản nuôi. Vì thế, việc tìm giải pháp nâng cao chất lượng cá giống là rất cần thiết. Chất lượng giống tốt mang gen trội:
– Cá khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, ít bệnh tật và chi phí phòng trị bệnh thấp.
– Cá nhanh lớn, đúng kế hoạch.
– Cá hấp thu thức ăn tốt và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp.
– Chăm sóc, quản lý cá giống trong quá trình nuôi dễ dàng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vì vậy, để đảm bảo chọn được giống cá tốt thì người mua cần biết chính xác chất lướng cá giống lựa chọn cho phù hợp, nên chọn những nơi bán con giống uy tín có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chọn con giống thả nên đồng đều kích cỡ, màu sắc tươi sáng, phản xạ với âm thanh tốt. Không nên chọn những nơi trôi nổi trên thì trường nguồn gốc không rõ ràng để tránh mất tiền của và thời gian.
2. Môi trường ao nuôi thích hợp
Ao nuôi cá là một trong những khâu quan trọng quyết định đến thành công của cả vụ nuôi. Một môi trường hạn chế về mặt diện tích và thể tích, nhưng các yếu tố vô cơ và hữu cơ, các yếu tố vi sinh và sinh vật sống trong ao có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, biến động của các yếu tố trong môi trường nuôi luôn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, năng suất và sản lượng của cá thịt.
Những yếu tố môi trường ao có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nuôi bao gồm:
– Các yếu tố vật lý: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ trong…
– Các yếu tố hóa học: hàm lượng ôxy hòa tan, pH, hàm lượng các khí độc hòa tan…
– Các yếu tố sinh học: vi sinh vật, sinh vật phù du, sinh vật đáy, sinh vật bậc cao..
– Các yếu tố kỹ thuật: diện tích, độ sâu, độ dày lớp bùn, mật độ thả…
Người nuôi cá cần phải có những hiểu biết cơ bản về môi trường ao để chủ động quản lý tốt môi trường ao thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá nuôi. Quản lý tốt môi trường nuôi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao sức đề kháng tự nhiên với các tác nhân gây bệnh cho cá. Chính các yếu tố môi trường nuôi ổn định và thích hợp làm hạn chế sự tồn tại và phát triển của mầm bệnh trong nuôi cá.
3. Mầm bệnh trong ao nuôi phải được xử lý
Mật độ nuôi quá dày dẫn đến cạnh tranh về dinh dưỡng, dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh khi nuôi. Bệnh ký sinh trùng trên cá cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm lớn.Để giảm thiểu tác động của ký sinh vật gây bệnh cho cá, trong quá trình nuôi, người dân cần thực hiện một số giải pháp sau:
– Vệ sinh ao, đìa sạch trước mỗi vụ nuôi: dọn sạch cỏ; vét bùn đáy ao; lắp hết các lỗ mọi hang lỗ xung quanh bờ ao; bón vôi để tiêu diệt mầm bệnh; ổn định pH và diệt tạp.
– Chọn loài cá nuôi phù hợp, con giống tốt, không mang mầm bệnh, cá tương đối đều cỡ, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, không bị dị hình, trầy xướt…
– Không thả cá với mật độ quá cao, thường xuyên bổ sung thuốc bổ, dinh dưỡng cho cá bằng các sản phẩm Vitamin C.
4. Phòng và trị các bệnh về hệ tiêu hóa của cá
Khi hệ tiêu hóa của cá không tốt sẽ không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến cá còi cọc, yếu và chết dần. Để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và giúp cá hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn, nên cho cá ăn đầy đủ thành phần, đúng cữ, đúng lượng và lượng cho ăn hợp lý. Ngoài ra trong thức ăn cũng nên bổ sung thêm men tiêu hóa Bio bactil vào mỗi cữ ăn sáng với liều 2ml/kg thức ăn để tạo hệ vi sinh vật có lợi, bảo vệ thành ruột và kích thích miễn dịch. Góp phần hỗ trợ để toàn bộ hệ tiêu hóa “làm việc” một cách mạnh mẽ hơn.
Có thể thấy, cá chậm phát triển sẽ gây thiệt hại rất nhiều đến vụ nuôi, do đó người nuôi cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp từ khâu chọn giống tốt, chăm sóc và quản lý ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo ao nuôi an toàn sinh học giúp kiểm soát tốt dịch bệnh xảy ra trên đàn cá nuôi đảm bảo đạt năng suất tốt, giảm thiệt hại kinh tế cho người nuôi.