Những cách ngăn ngừa bệnh cho tôm và giữ cho tôm luôn khỏe mạnh

Nuôi tôm được xem là kinh tế mũi nhọn của rất nhiều tỉnh thành trên khắp Việt Nam. Đặc điểm của loài tôm là loài thủy sản có tốc độ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, giá trị kinh tế cao,…Thế nhưng, trong suốt quá trình nuôi tôm thì người nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn như kỹ thuật nuôi tôm, quản lý ao nuôi và ứng phó với dịch bệnh diễn ra ở tôm. Trong bài viết hôm nay, Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Hải Long sẽ chia sẻ đến người nuôi những cách ngăn ngừa bệnh cho tôm và giữ cho tôm luôn khỏe mạnh cho đến ngày thu hoạch.

ngan-ngua-benh-cho-tom-hai-long

Tôm bị cong thân, đục cơ

Nguyên nhân gây bệnh cong thân, đục cơ trên tôm

  • Do ao nuôi có độ trong cao, độ mặn thấp, nghèo dinh dưỡng và thiếu khoáng.
  • Do thả nuôi với mật độ cao, thức ăn kém chất lượng, thiếu dinh dưỡng.
  • Do môi trường thay đổi đột ngột nắng mưa xen kẽ làm tôm bị sốc nhiệt dễ mắc bệnh cong thân, đục cơ.
  • Một số trường hợp tôm bị đục cơ là do virus, tôm có dấu hiệu bị đục cơ ở phần đuôi sau đó lan ra toàn thân, tỉ lệ chết có thể lên đến 40 – 60%. Ngoài ra 1 số nghiên cứu đã kết luận bệnh đục cơ có thể là do vi bào tử trùng gây nên.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh cho tôm bị cong thân, đục cơ

ngan-ngua-benh-cho-tom-hai-long

Tạt 1kg HL-MAGNIE/1000m3 nước vào buổi trưa (10h-11h trưa) cách 2-3 ngày sử dụng 1 lần.

Tôm bị mềm vỏ

Nguyên nhân gây bệnh mềm vỏ trên tôm

  • Do thiếu dinh dưỡng: Trong quá trình nuôi tôm người nuôi có thể cho tôm ăn các loại thức ăn kém chất lượng, thiếu khoáng chất, Vitamin giúp cho quá trình tạo vỏ của tôm làm cho tôm bị mềm vỏ.
  • Do môi trường:

+ Ao nuôi có thể chứa 1 số chất độc do tảo hoặc nhiễm chất thải công nghiệp, nông nghiệp làm ảnh hưởng đến quá trình tạo vỏ của tôm.

+ Môi trường ao nuôi dễ biến động làm tôm bị sốc ảnh hưởng đến hấp thụ chất dinh dưỡng làm tôm mềm vỏ.

+ Độ mặn và độ kiềm trong ao thấp, độ mặn thấp làm ao nuôi thiếu khoáng chất vì thế sau khi tôm lột vỏ không thể hình thành lớp vỏ mới như ban đầu.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh cho tôm bị mềm vỏ

ngan-ngua-benh-cho-tom-hai-long

Trộn 5ml HL-CALPHOS+5g HL-VITA C+3g HL-BUTAPHOS/1kg thức ăn trộn đều các cử trong ngày, cách 3 ngày sử dụng 1 lần.

>>>Xem thêm: Các biện pháp xử lý nước nuôi tôm tốt nhất 

Tôm bị đốm đen

Nguyên nhân gây bệnh đốm đen

  • Do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi gây nên. Những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi.
  • Do nấm và động vật nguyên sinh. Nấm có thể tác động đến mang hoặc vỏ tôm và có khuynh hướng kích thích phản ứng tạo nên những mảng đen trên vỏ. Những động vật nguyên sinh có thể gây ra hiện tượng đen hóa nghiêm trọng trên mang, còn được gọi là bệnh đen mang.
  • Các ao nuôi có tôm bị bệnh đốm đen thường có hàm lượng khí độc NH3 hoặc NO2 vượt ngưỡng, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, chất lượng nước ao kém.
  • Bệnh đốm đen cũng hay xảy ra vào thời điểm giao mùa khi tôm nuôi dễ bị stress do môi trường thay đổi đột ngột.
  • Thiếu Vitamin C cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đốm đen. Tôm thiếu Vitamin C có xuất hiện các đốm đen ở phần bụng, vỏ ngực và phía dưới vỏ kitin ở chân phụ. Tôm bị bệnh thường chán ăn, cơ thịt có màu đục, vào thời kỳ cuối tôm bị bại huyết nhiễm khuẩn.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh cho tôm bị đốm đen

ngan-ngua-benh-cho-tom-hai-long

Tạt diệt khuẩn HL-VIKING 1kg/1000m3 nước, cách 10-15 ngày sử dụng 1 tấn trong suốt vụ nuôi.

ngan-ngua-benh-cho-tom-hai-long

Trộn 5ml HL-CALPHOS + 5g HL-MAGNIE + 5g HL-VITA C + 3g HL-BUTAPHOS/1kg thức ăn trộn đều các cử trong ngày, cách 3 ngày sử dụng 1 lần.

Tôm sưng gan, vàng gan và rớt nhá

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do dinh dưỡng: nguồn dinh dưỡng cung cấp không đủ, thiết hụt vitamin, chất béo hay độc tố từ thức ăn
  • Do hóa chất: độc tố từ tảo, khí độc, kháng sinh,…
  • Do vi sinh vật: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,…

Biện pháp ngăn ngừa bệnh cho tôm bị sưng gan, vàng gan và rớt nhá

ngan-ngua-benh-cho-tom-hai-long

Trộn 5ml PUTIN + 5g HL-GLUCAN + 2ml  HL-MEGASTAR/1kg thức ăn dùng liên tục các cử trong ngày, cho ăn 5 ngày liên tiếp. Cách 5 ngày sử dụng 1 lần đến tôm giai đoạn 60 ngày tuổi.

>>>Xem thêm: Các sản phẩm phòng ngừa – trị bệnh thường gặp ở tôm

Tôm bị phân trắng, phân mềm, ruột đứt quảng

Nguyên nhân gây bệnh

  • Do thức ăn: Thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn bị mốc, chứa độc tố,…khi cho tôm ăn phải các loại thức ăn này sẽ bị bệnh đường ruột.
  • Do tảo độc: Trong ao nuôi thường tồn tại nhiều loại tảo khác nhau, trong đó có nhiều loại tảo có khả năng tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột tôm không thể hấp thụ thức ăn được.
  • Do ký sinh trùng đường ruột: Các loại ký sinh trùng bám trên thành ruột làm tôm bị bệnh đường ruột.
  • Do vi khuẩn: Vi khuẩn Vibrio cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh phân trắng trên tôm. Khi môi trường ô nhiễm các loài vi khuẩn, virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể tôm gây bệnh.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh cho tôm bị phân trắng, phân mềm, ruột đứt quảng

ngan-ngua-benh-cho-tom-hai-long

Trộn 5g HL-LACTOZYME + 5g HL-GLUCAN  + 2ml HL –MEGASTAR/1kg thức ăn dùng 2-3 cử trong ngày  và liên tục trong suốt vụ nuôi.

Với những chia sẻ nguyên nhân các loại bệnh thường gặp và cách ngăn ngừa bệnh cho tôm, Công ty TNHH Công Nghệ Sinh Học Hải Long hi vọng sẽ giúp người nuôi tôm có những biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời khi bệnh diễn ra. Ngoài công dụng chính là chữa bệnh, thì những thành phần trong thuốc cũng giúp tôm có thêm sức đề kháng, phát triển mạnh mẽ đến mùa thu hoạch.

VỀ CHÚNG TÔI

Với sứ mệnh nghiên cứu cải tiến, sản xuất và cung ứng ra thị trường các sản phẩm thú y thủy sản uy tín - chất lượng, góp phần tạo nên sự thành công, nâng cao hiệu quả kinh tế cho các nhà chăn nuôi...
Xem chi tiết >>>

danh mục sản phẩm

tin tức mới nhất

gửi câu hỏi hỗ trợ

Copyright TuMoLamWeb
Google Maps
Liên Hệ Qua Messenger
Liên Hệ Qua Zalo
Liên Hệ Qua Hotline